Omega 6 là tên gọi của một loại axit béo không no. Cơ thể của chúng ta không có khả năng tự tổng hợp chất béo này mà cần được bổ sung từ bên ngoài. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu Omega 6 là gì và những công dụng chất béo này mang lại nhé !
1. Omega 6 là gì?
Cũng giống như omega 3, axit béo omega 6 là một loại chất béo không no gồm: linoleic acid (LA), Dihomo-gamma linolenic acid (DGLA), Gamma linolenic acid (GLA), Arachidonic acid (AA). Trong đó axit linoleic (LA) là chất béo omega-6 phổ biến nhất. Cơ thể chúng ta có thể chuyển đổi chất này thành omega 6 dài hơn như axit arachidonic (AA).
Omega 6 là một loại chất béo không no tốt cho sức khỏe |
Omega 6 là loại chất béo rất cần thiết đối với cơ thể mà cơ thể nhưng lại không thể tự tổng hợp được. Chính bởi vậy, để đáp ứng được đủ hàm lượng omega-6 cần thiết thì bạn cần bổ sung từ những nguồn thực phẩm khác.
2. Có bao nhiêu loại omega?
Những chất béo Omega đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Thông thường, chất béo này được chia ra thành 3 loại khác nhau mà Omega 3, Omega 6 và Omega 9. Chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu từng loại nhé:
2.1. Omega 3
Omega 3 chứa nhiều liên kết đôi |
Omega 3 loại axit béo được nhắc đến nhiều nhất vì đây là loại axit béo không no chất béo không bão hòa, chứa nhiều liên kết đôi. Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp omega 3, nên chỉ có thể bổ sung từ những nguồn thực phẩm bên ngoài.
Dựa vào hình dạng cũng như kích thước mà Omega 3 được chia thành 3 loại nhỏ khác nhau là: axit eicosapentaenoic (EPA – giảm viêm và triệu chứng bệnh trầm cảm); axit docosahexaenoic (DHA – thúc đẩy phát triển chức năng não bộ); axit alpha-linolenic (ALA – có lợi cho tim, hệ miễn dịch, hệ thần kinh).
2.2. Omega 6
Chất béo Omega 6 được chia thành nhiều loại khác nhau |
Omega 6 sẽ bao gồm những loại là: Axit linoleic (LA), axit dihomo-gamma linolenic (DGLA), axit gamma linolenic (GLA). Trong đó, axit linoleic sẽ được chuyển đổi thành axit arachidonic (AA), cũng là một trong những loại omega 6.
2.3. Omega 9
Omega 9 có thể tự được sinh ra |
Omega 9 cũng là một loại axit béo thuộc nhóm Omega. Tuy nhiên nó chỉ chứa một liên kết đôi. Bởi vậy Omega 9 còn được gọi là một chất béo không bão hòa đơn và có thể tự được sinh ra. Do đó, omega 9 sẽ không phải là một loại axit béo thiết yếu. Bên cạnh đó Omega 9 còn bao gồm những loại như: axit oleic, axit mead, axit citric và axit nervonic.
3. Những công dụng của omega 6 đối với sức khỏe
Omega 6 mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta. Cũng chính bởi vậy những sản phẩm, thực phẩm chức năng bổ sung Omega 6 được phát triển mạnh mẽ. Dưới đây, chúng ta hãy cùng điểm qua những công cụ của Omega 6 là gì nhé:
3.1. Giảm đau dây thần kinh do tiểu đường
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rằng việc sử dụng Gamma linolenic acid (GLA) trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn có thể giúp giảm những triệu chứng đau dây thần kinh xuất hiện ở những người bị tiểu đường. Những người này khi sử dụng GLA đã kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với những người không sử dụng GLA.
3.2. Giúp giảm đau viêm khớp dạng thấp (RA)
Một thử nghiệm đã chỉ ra rằng khi sử dụng GLA sau khoảng 1 – 3 tháng, các triệu chứng của bệnh viêm khớp có dấu hiệu thuyên giảm. Điều đó cho thấy chất này có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh. GLA cũng là một thành phần có trong omega 6. Từ đó có thể kết luận được chất béo này hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, giảm đau, sưng và cứng khớp buổi sáng.
3.3. Hỗ trợ điều trị ADHD (chứng rối loạn tăng động giảm chú ý)
Ngày càng có nhiều bằng chứng được đưa ra nhằm chứng minh rằng việc bổ sung omega 6 trong chế độ ăn uống có thể giúp hỗ trợ điều trị ADHD. Một nghiên cứu được thực hiện tại Viện Y tế Quốc gia Mexico đối với những trẻ em được kê đơn Methylphenidate (thuốc điều trị ADHD) kết hợp với việc bổ sung omega 6. Những đứa trẻ này chỉ cần sử dụng lượng thuốc thấp hơn để đạt được hiệu quả điều trị. Tác dụng phụ liên quan đến thuốc cũng ít xuất hiện hơn.
Omega 6 có thể giúp điều trị ADHD ở trẻ |
Tương tự, một nghiên cứu khác chỉ ra được việc bổ sung thêm omega 6 đã cải thiện tình trạng tập trung ở trẻ bị ADHD không điều trị với Methylphenidate. Từ đó có thể kết luận rằng, việc sử dụng omega 6 có thể giúp hỗ trợ điều trị chứng ADHD. Đồng thời cải thiện sự tập trung, khả năng tiếp thu, đọc và nhận thức ở trẻ.
3.4. Hỗ trợ bệnh ung thư vú
Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những phụ nữ bị ung thư vú khi sử dụng GLA đã xuất hiện phản ứng tốt hơn với tamoxifen (một loại thuốc điều trị ung thư vú nhạy cảm với estrogen). Điều này không hề được thấy ở những người chỉ dùng tamoxifen.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy GLA có khả năng gây ức chế hoạt động của những khối u và các tế bào ung thư vú. Kết luận, omega 6 có thể giúp cơ thể phản ứng tốt với thuốc điều trị ung thư vú, ức chế những khối u, các tế bào ung thư vú.
3.5. Giúp giảm huyết áp cao
Các bằng chứng sơ bộ đã cho thấy GLA giúp giảm huyết áp khi sử dụng một mình hoặc kết hợp cùng với axit béo omega 3 có nhiều trong dầu cá. Cụ thể đó là axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). Những người đàn ông bị huyết áp cao được theo dõi khi uống giới hạn 6g dầu lưu ly – một loại dầu giàu GLA đã giảm huyết áp tâm trương so với những người chỉ sử dụng giả dược.
4. Hướng dẫn cách sử dụng Omega 6 tốt nhất
Khi đã hiểu được Omega 6 là gì thì nhiều người sẽ thắc mắc sử dụng chất béo này như nào để hiệu quả nhất. Axit béo omega 6 được cho là an toàn với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi. Chúng được tiêu thụ như một phần của chế độ ăn với lượng từ 5 – 10% số calo hàng ngày. Bên cạnh đó một số trường hợp nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng axit béo Omega 6 như:
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
Người đang sử dụng các loại thuốc nào khác
Người bị dị ứng với bất cứ một chất nào có trong Omega 6
Cách sử dụng omega 6 là gì?
Bạn nên sử dụng Omega 6 theo chỉ dẫn của bác sĩ
5. Những thực phẩm giàu omega 6 bạn cần biết
Do cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được Omega 6 nên việc bổ sung thêm chất béo này từ những nguồn bên ngoài là điều rất cần thiết. Ngoài sử dụng những thực phẩm chức năng ra thì thực hiện chế độ ăn uống khoa học là phương án không thể bỏ qua. Dưới đây bạn hãy cùng tham khảo những thực phẩm giàu Omega 6 là gì nhé
Các loại dầu thực vật dầu đậu nành, dầu bắp, dầu hạt lanh, dầu mè,…
Các loại thực phẩm như trứng gà, mỡ, cá…
Sữa bột có thể bổ sung đồng thời Omega 6 và Omega 3, hàm lượng được nghiên cứu kỹ để phù hợp với từng độ tuổi cũng như từng mục đích sử dụng khác nhau.
Omega 6 có nhiều trong các loại đậu và các loại thịt |
6. Tác dụng phụ có thể gặp phải của omega 6
Đối với những người có chất béo trung tính (triglyceride) cao trong máu, axit béo Omega 6 có thể làm gia tăng triglyceride. Bạn không nên sử dụng chất béo này nếu hàm lượng triglyceride ở mức quá cao. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiêu thụ chất béo omega 6 quá nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe.
Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2018 đã phát hiện ra sự liên quan giữa chế độ ăn nhiều omega 6 và chứng viêm tổn thương mô. Đồng thời gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người Ngoài ra, khi sử dụng omega 6 còn có thể gặp một số tác dụng phụ khác như: buồn nôn, đau bụng, hạ huyết áp…
Trên đây là những thông minh mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp cho bạn để trả lời câu hỏi Omega 6 là gì. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về loại chất béo này và sử dụng nó một cách hiệu quả