GPA là gì? Cách tính và quy đổi điểm GPA như thế nào ?

 GPA là một trong những yếu tố quan trọng dùng để đánh giá học sinh, sinh viên, đặc biệt quan trọng đối với những bạn có ý định du học. Vậy GPA là gì và Cách tính GPA như thế nào? Bạn hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

1. GPA là gì?

GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình các môn học mà học sinh đạt được sau khi tham gia một khóa học, trải qua một kỳ học hoặc hoàn thành bậc học mới. Điểm GPA được sử dụng như một thước đo quan trọng phản ánh toàn bộ kết quả học tập cá nhân của học sinh, sinh viên.

GPA là điểm trung bình của học sinh, sinh viên sau một kỳ hoặc một bậc học

Ngoài ra, trong trường hợp làm hồ sơ đi du học hoặc xin học bổng, GPA là một trong những điều kiện quan trọng hầu hết những trường quốc tế sẽ yêu cầu. Thực tế, bạn sẽ phải đáp ứng được một số yêu cầu khác để có thể cạnh tranh với các ứng viên còn lại. Tuy vậy, điểm GPA cao vẫn sẽ mang lại cho bạn lợi thế rất lớn và góp phần tăng cơ hội trúng tuyển học bổng du học.

2. Các thuật ngữ về GPA 

Có nhiều thuật ngữ khác nhau liên quan đến GPA

Ngoài nắm được khái niệm, bạn cũng cần hiểu được một số thuật ngữ liên quan đến GPA là gì. Càng hiểu rõ về những thuật ngữ này, việc lên kế hoạch nâng điểm GPA của bạn sẽ càng dễ dàng hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thuật ngữ đó là gì nhé

2.1. Weighted GPA là gì?

Weighted GPA được hiểu là điểm GPA có trọng số. Thường được xét theo độ khó của khóa học mà bạn tham gia. Lúc này GPA sẽ được tính theo thang điểm từ 0 – 5.0. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản như sau:

Học sinh lớp AP (Advanced Placement) đạt điểm A tương đương với GPA 5.0

Học sinh lớp honor (lớp nâng cao) đạt điểm A tương đương với GPA 4.5

Học sinh trong lớp IP (lớp thường) đạt điểm A tương đương với GPA 4.0

2.2. Thuật ngữ GPA out of là gì?

Đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ thang điểm GPA. Đứng sau cụm từ này thường sẽ là một con số đại diện cho thang điểm. Ví dụ, GPA out of 5 nghĩa là điểm GPA sẽ được tính theo thang số 5. Trong khi đó, GPA out of 10 thì điểm GPA sẽ được tính theo thang số 10.

2.3. Cumulative GPA là gì?

Cumulative GPA được hiểu là Cumulative Grade Point Average ( CGPA). Thuật ngữ này dùng để biểu thị điểm trung bình tích lũy. Một vài trường ở nước ngoài sẽ dùng cả hai loại điểm là GPA và CGPA. Trong đó GPA sẽ là điểm trung bình của một học kỳ. CGPA sẽ là điểm trung bình tích lũy của cả khóa học.

2.4. CPA là gì?

Ngoài điểm GPA thì nhiều trường đại học, trong đó có một số trường ở Việt Nam sử dụng thêm thuật ngữ CPA. Khá nhiều bạn học sinh, sinh viên thắc mắc về điểm này. Tuy vậy, CPA có bản chất tương tự như Cumulative GPA đã được nhắc đến ở trên. Một số trường đại học đã quy định rằng, CPA là điểm trung bình tích lũy và GPA là điểm trung bình một học kỳ.

3. Thang điểm của GPA

Theo hệ thống giáo dục nước Mỹ, thang điểm GPA thông dụng và phổ biến nhất chính là thang điểm 4. Tuy vậy, từng quốc gia có thể có quy định thang điểm riêng của mình để phân loại và đánh giá học sinh, sinh viên. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta nên có bảng quy đổi thang điểm GPA.

Mỗi quốc gia sẽ sử dụng một thang điểm riêng

Hầu hết các nước phương Tây như như Úc, Anh, Mỹ, Canada,… đều dùng thang điểm GPA bằng chữ (letter grade – A, B, C, D, F) để đánh giá kết quả của học sinh, sinh viên. Tùy vào hệ thống giáo dục mỗi quốc gia, thang điểm này lại có thể được chia thành các mức nhỏ hơn, ví dụ: A+, A, A-, B+,B-…

4. Hướng dẫn cách tính GPA

Thang điểm GPA ở mỗi nơi sẽ có một cách tính riêng

GPA được hiểu là điểm trung bình của một học sinh, sinh viên trong một kỳ học. Ở từng quốc gia khác nhau thì cách tính GPA cũng sẽ có đôi chút khác biệt. Cụ thể, bạn cũng tìm tham khác các các tính GPA dưới đây!

4.1. Thang điểm 10

Ở Việt Nam, hầu như tất cả các trường ở cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông vẫn sử dụng thang điểm 10 để đánh giá thành tích học tập của từng học sinh. Học sinh sẽ được chia thành 4 nhóm là Giỏi, Khá, Trung Bình và Yếu. Từng nhóm sẽ có mức điểm GPA và yêu cầu khác nhau, cụ thể: 

4.1.1. Xếp loại Giỏi

GPA của các môn học tối thiểu là 8.0

Đối với trường chuyên, điểm trung bình môn chuyên phải đạt đạt tối thiểu 8.0

Đối với trường không chuyên, điểm trung bình Toán hoặc Ngữ văn phải đạt tối thiểu 8.0

Điểm trung bình của tất cả các môn còn lại từ 6.5 trở lên

4.1.2. Xếp loại Khá 

GPA các môn tối thiểu là 6.5

Đối với trường chuyên, điểm trung bình môn chuyên phải đạt đạt tối thiểu 6.5

Đối với trường không chuyên, điểm trung bình Toán hoặc Ngữ văn phải đạt tối thiểu 6.5

Điểm trung bình của tất cả các môn còn lại từ 5.0 trở lên

4.1.3. Xếp loại Trung bình

GPA các môn tối thiểu là 5.0

Đối với trường chuyên, điểm trung bình môn chuyên phải đạt đạt tối thiểu 5.0

Đối với trường không chuyên, điểm trung bình Toán hoặc Ngữ văn phải đạt tối thiểu 5.0

Điểm trung bình của tất cả các môn còn lại từ 3.5 trở lên

Đối với xếp loại yếu thì điểm GPA các môn học tối thiểu phải đạt được 3.5 và những môn còn lại có điểm trung bình trên 2.0. Tất cả những trường hợp còn lại không thuộc 3 nhóm kể trên thì sẽ bị xếp vào nhóm Yếu. Một số trường đại học hiện nay, sử dụng thang điểm 10 để đánh giá kết quả học tập của sinh viên và được xếp hạng như sau: 

Xuất sắc: từ 9 đến 10

Giỏi: từ 8 đến dưới 9

Khá: từ 7 đến dưới 8

Trung bình khá: từ 6 đến dưới 7

Trung bình: từ 5 đến dưới 6

Yếu: từ 4 đến dưới 5 

Kém: Dưới 4

4.2. Thang điểm chữ

Đối với các trường ở những nước phương Tây, thang điểm bằng chữ được sử dụng rất phổ biến. Học sinh các bậc tiểu học, trung học, thậm chí cả đại học dùng các chữ cái để đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên, cụ thể:

Điểm A: Giỏi

Điểm B+: Khá giỏi

Điểm B: Khá

Điểm C+: Trung bình khá

Điểm C: Trung bình

Điểm D+: Trung bình yếu

Điểm D: Yếu

Điểm F: Kém (không đạt)

4.3. Thang điểm 4

Thang điểm 4 thường được sử dụng để tính điểm GPA học kỳ, năm học và trung bình tích lũy toàn khóa của sinh viên hệ cao đẳng, đại học. Những trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ rất hay sử dụng kiểu thang điểm này. Cụ thể, sẽ có 4 mức thang điểm là:

Xuất sắc: GPA từ 3.60 – 4.00

Giỏi: GPA từ 3.20 – 3.59

Khá: GPA từ 2.50 – 3.19

Trung bình: GPA từ 2.00 – 2.49

Yếu: GPA dưới 2.00

5. Cách quy đổi điểm GPA

Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tại Việt Nam hiện vẫn còn băn khoăn, không biết cách quy đổi điểm GPA là gì. Để giải đáp thắc mắc này, các bạn có thể tham khảo bảng quy đổi GPA dưới đây để bạn có thể tự tính điểm GPA của mình một cách dễ dàng hơn.

Bảng quy đổi điểm GPA

6. Một số câu hỏi về GPA

Ngoài những thắc mắc về cách quy đổi điểm GPA thì chắc hẳn nhiều bạn cũng sẽ còn nhiều câu hỏi khác liên quan đến thang điểm đánh giá học sinh này. Vậy thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số câu hỏi thường gặp khi nhắc đến thuật ngữ này nhé!

6.1. Điểm khác nhau giữa CGPA và GPA là gì?

Như đã nói ở trên CGPA là viết tắt của cụm từ Cumulative Grade Point Average. Điểm khác biệt lớn nhất giữa GPA và CGPA chính là thời gian xem xét và tính điểm. CGPA là điểm trung bình tích lũy qua một khoảng thời gian học dài. Trong khi đó, GPA chỉ là điểm trung bình của một học kỳ. Nếu bạn đi du học, các trường thường có yêu cầu về số điểm GPA tối thiểu để đánh giá sinh viên thay vì điểm CGPA. 

GPA và CGPA đều là điểm trung bình nhưng có cách tính khác nhau

6.2. Có nên tham gia những hoạt động ngoại khóa điểm GPA cao hơn không?

Trong thực tế, điểm GPA và các hoạt động ngoại khóa sẽ không có mối liên quan trực tiếp với nhau. Vì vậy, tham gia những hoạt động ngoại khóa là một điểm cộng rất tốt cho hồ sơ xin du học của bạn, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến điểm GPA.

6.3 GPA thấp nhưng SAT cao thì có đi du học được không?

Nếu điểm GPA thấp nhưng SAT cao thì bạn vẫn còn cơ hội được đi du học. Thế nhưng, điểm GPA của bạn tốt nhất nên có chiều hướng tăng dần mỗi từng học kỳ vì. Bởi hầu hết những trường ở nước ngoài sẽ quan tâm nhiều đến xu hướng điểm thay vì chú trọng vào số điểm GPA của một năm cụ thể.

Trên đây là những thông tin mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp muốn gửi đến bạn để trả lời cho câu hỏi GPA là gì. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về thang điểm GPA cũng như cách quy đổi của chúng. 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn